Nợ xấu là gì? Hướng dẫn kiểm tra, xoá nợ xấu trên CIC mới!

Bởi Nguyễn An Nhiên

Khi vay tiền, các tổ chức cho vay sẽ kiểm tra lịch sử tín dụng của khách hàng. Nếu như người đi vay có nợ xấu được ghi nhận tại CIC khó được duyệt hồ sơ. Nợ xấu có thể ảnh hưởng đến vấn đề vay vốn sau này của mỗi khách hàng. Vậy, nợ xấu là gì, đâu là nguyên nhân khiến bạn thuộc nhóm nợ này?

Nợ xấu có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vay vốn của cá nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ xấu. Cùng Ficombank tìm hiểu chi tiết chủ đề này qua bài viết sau.

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu được hiểu với một nghĩa khác là nợ khó đòi. Nếu như khách hàng chậm hoặc không thanh toán nợ trong một khoản thời gian nhất định sẽ bị liệt vào danh sách này tại CIC. Khi đó, tùy từng mức độ khác nhau mà nợ xấu sẽ bị phân thành những nhóm khác nhau.

1/ Quy định về nợ xấu

Nợ xấu được xem là những khoản vay khó đòi lại được dù đã đến thời hạn thanh toán. Người vay chưa hoặc chậm thanh toán nợ từ 1 ngày trở lên sẽ thuộc danh sách này.

Khi khách hàng bị nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách được quản lý bởi Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam. Nếu như người đi vay có tên trong danh sách này thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đi vay tiền tại các tổ chức tín dụng khác.

2/ Phân loại các nhóm nợ xấu trên CIC

Dựa trên định nghĩa nợ xấu là gì, CIC phân nợ xấu thành 5 nhóm chính dựa trên thời gian quá hạn, khả năng trả nợ. Điều này giúp cho việc đánh giá khả năng thu hồi vốn được dễ dàng hơn.

Nợ nhóm 1

Nợ nhóm 1 được gọi với tên khác là nhóm nợ đủ tiêu chuẩn. Đây là nhóm nợ được đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi đúng hạn. Nợ xấu nhóm 1 có các khoản nợ trong hạn hoặc chậm thanh toán dưới 10 ngày. Nếu như quá hạn từ 1 ngày đến 10 ngày thì phải thanh toán thêm lãi phạt quá hạn là 150%.

Nợ xấu nhóm 2

Nếu bạn còn chưa biết nợ chú ý là nhóm mấy thì nợ chú ý hay còn được gọi là nợ xấu nhóm 2 và nhóm nợ xấu này gồm những khoản vay như:

  • Những khoản nợ bị quá hạn từ 10 ngày đến 30 ngày
  • Các khoản nợ được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu.

Nợ xấu nhóm 3

Nợ xấu nhóm 3 thường được gọi là nợ dưới tiêu chuẩn, khách hàng vay tiền thuộc các trường hợp sau được xếp vào nợ xấu nhóm 3:

  • Thời hạn trả tiền của các khoản nợ đã bị quá từ 30 ngày đến dưới 90 ngày.
  • Các khoản nợ được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu đã bị quá hạn dưới 30 ngày so với thời gian trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu
  • Các khoản nợ được giảm hoặc miễn trả tiền lãi vì khách hàng không đủ khả năng chi trả theo hợp đồng tín dụng.

Nợ xấu nhóm 4

Những nhóm nợ bị nghi ngờ mất vốn thì được xếp vào nợ xấu nhóm 4. Những nhóm nợ này gồm các khoản nợ như:

  • Thời gian trả nợ của các khoản nợ bị quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày
  • Các khoản nợ được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu đã quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
  • Những khoản nợ được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ 2.

Nợ xấu nhóm 5

Những nhóm nợ có khả năng mất vốn được xếp vào nợ xấu nhóm 5. Những khoản nợ dưới đây sẽ bị xếp vào nợ xấu nhóm 5:

  • Thời gian trả nợ đã bị quá hạn từ 180 ngày trở lên
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu đã quá 90 ngày so với thời gian được cơ cấu lại lần đầu
  • Các khoản nợ được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai đã bị quá hạn theo thời gian trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai
  • Những khoản nợ được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ 3, bao gồm những khoản nợ quá hạn và chưa quá hạn.

Xem thêm:

Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu!

Ngoài định nghĩa nợ xấu là gì thì nhiều người quan tâm đến nguyên nhân của nợ xấu. Tình trạng này thường phát sinh khi khách hàng không đủ khả năng tài chính để chi trả các khoản vay. Ngoài ra, có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu như:

  • Khách hàng chậm thanh toán tiền vay, tiền lãi cho các ngân hàng, tổ chức tài chính;
  • Cố tình hoặc quên thanh toán các khoản phí phạt do chậm thanh toán thẻ tín dụng, chậm trả tiền các khoản vay của ngân hàng;
  • Không thanh toán số tiền tối thiểu ở thẻ tín dụng theo hạn mức quy định bởi ngân hàng;
  • Chi trả tại thẻ tín dụng vượt quá hạn mức thấu chi nhưng khi đến hạn thanh toán lại không có đủ tiền;
  • Mua trả góp tại các siêu thị điện máy nhưng lại không trả tiền khi đến hạn;
  • Bị kiện ra tòa do cá nhân có khoản nợ với các doanh nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân khác.

Tác hại khi vào danh sách nợ xấu là gì?

Khi vào danh sách nợ xấu, tùy từng nhóm nợ mà bạn có thể gặp phải một số tác hại khác nhau. Những tác hại này có thể nặng hoặc nhẹ tùy từng mức độ khác nhau.

Nợ xấu nhóm 1

Trước hết, bạn cần hiểu rằng khi vay vốn tại tổ chức tài chính, những đơn vị này sẽ lập hồ sơ. Sau đó, hồ sơ vay của bạn sẽ được chuyển đến CIC. Trường hợp khách hàng không trả tiền thì sẽ bị đưa vào danh sách nợ xấu.

Trường hợp khách hàng bị xếp vào nợ xấu nhóm 1 thì sẽ không vay tiền được tại ngân hàng. Một số công ty, tổ chức tài chính sẽ cho khách hàng vay khi bạn thanh toán hết tiền nợ.

Đa phần, nếu như bạn bị nợ xấu nhóm 1 thì khả năng được vay tiền tại các tổ chức cho vay khá lớn. Tuy nhiên, nếu tình trạng nợ xấu của bạn lặp đi lặp lại thì khả năng phê duyệt khoản vay sẽ không cao.

Nợ xấu nhóm 2

Cũng giống nợ xấu nhóm 1, khách hàng phải thanh toán hết nợ xấu mới có thể vay lại tiền. Một số tổ chức tài chính cho phép khách hàng vay tiền, vay trả góp kể cả khi bạn bị xếp vào danh sách nợ xấu nhóm 2.

Tuy nhiên, nếu như bị nợ xấu nhóm 2 thì sẽ không vay tiền được tại ngân hàng. Bạn chỉ có thể vay tiền tại một số tổ chức tài chính chuyên cho vay. Khi đi vay tiền, khách hàng phải đáp ứng được nhiều điều kiện cùng và phải chứng minh tình hình tài chính, thu nhập.

Nợ xấu nhóm 3, 4, 5

Khi khách hàng gặp nợ xấu nhóm 3, 4, 5 gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn vay vốn. Cụ thể:

  • Không thể vay tiền cũng như tiếp cận nguồn vốn. Đa phần, các tổ chức tài chính sẽ không cho khách hàng vay tiền với những người thuộc nợ xấu nhóm 3, 4, 5. Thời gian lưu hồ sơ trên CIC là 5 năm, nghĩa là trong vòng 5 năm bạn không thể vay vốn.
  • Không thể sử dụng thẻ tín dụng. Những người bị nợ xấu sẽ bị ngân hàng từ chối cấp hạn mức tín dụng. Khi đó, bạn không thể chi tiêu thông qua thẻ tín dụng được nữa.
  • Nếu như khách hàng vay thế chấp thì có thể bị mất tài sản đảm bảo.
  • Người thân của người bị nợ xấu có thể không vay được tiền. Bởi vì khi lập hồ sơ tại CIC thì có thông tin về cá nhân, cùng với thông tin ở sổ hộ khẩu. Nếu trong gia đình có người bị nợ xấu thì việc vay vốn của người thân sẽ gặp khó khăn. Đồng thời, bạn bị nợ xấu cũng ảnh hưởng đến việc vay trả góp của các thành viên gia đình.

Cách kiểm tra nợ xấu cá nhân

Hiện nay, công nghệ phát triển giúp việc kiểm tra nợ xấu được dễ dàng hơn. Có hai cách để kiểm tra nợ xấu bằng CMND đó là thông qua website và thông qua ứng dụng CIC.

1/ Tra cứu nợ trên hệ thống website CIC

Để có thể dễ dàng check CIC online từ Trung tâm thông tin  tín dụng cấp Quốc Gia, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Truy cập vào website của CIC. Nếu như đã có tài khoản, bạn nhấp vào mục đăng nhập trên website. Trường hợp chưa có tài khoản thì bạn kích vào mục đăng ký và điền thông tin như hướng dẫn. Sau đó, bạn đợi một vài ngày để CIC phê duyệt hồ sơ rồi sau đó quay trở lại đăng nhập.

  • Bước 2: Sau khi đăng nhập, bạn chọn mục khai thác báo cáo. Sau đó, bạn thực hiện theo các bước như hướng dẫn thì hệ thống sẽ trả về một báo cáo. Trong đó sẽ hiển thị nợ xấu của khách hàng (nếu có).

2/ Tra cứu nợ qua ứng dụng CIC

Để tra cứu nợ qua ứng dụng CIC, khách hàng phải tải ứng dụng CIC về Smartphone của mình. Nếu như đã có sẵn trong máy thì khách hàng không cần phải tải ứng dụng này. Sau khi tải về, khách hàng thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Truy cập vào ứng dụng CIC, nếu như mới cài đặt thì bạn phải cho phép CIC truy cập các thông tin trên điện thoại của mình.

  • Bước 2: Bạn tiến hành đăng nhập vào CIC với tên người dùng và mật khẩu. Nếu chưa có tài khoản thì bạn kích vào mục đăng ký và làm theo hướng dẫn. Trường hợp mới đăng ký thì khách hàng phải đợi một thời gian để CIC phê duyệt tài khoản.

  • Bước 3: Chọn vào mục khai thác báo cáo có trên màn hình chính của ứng dụng CIC. Mục này sẽ giúp khách hàng xem các báo cáo tín dụng đã mua. Đồng thời, trong mục báo cáo sẽ hiển thị lịch sử tín dụng của bạn cùng với nợ xấu (nếu có).

Thông tin nợ xấu sẽ lưu lại trong bao lâu?

Ngoài nợ xấu là gì thì nhiều người thắc mắc những thông tin về nợ xấu sẽ lưu lại trong bao lâu. Với những khoản nợ dưới 10 triệu và đã được tất toán thì sẽ không bị lưu lại thông tin nợ xấu.

Với những khoản nợ trên 10 triệu đồng thì thời gian lưu thông tin nợ xấu sẽ là 5 năm. Khi đó, trong vòng 5 năm, khách hàng không thể vay tiền tại các tổ chức tín dụng.

Nợ xấu bao lâu được xóa?

Ngoài nợ xấu là gì thì khách hàng cũng thắc mắc việc nợ xấu bao lâu được xóa. Việc được xóa nợ xấu sẽ có sự khác biệt giữa các nhóm nợ xấu với nhau. Cụ thể:

  • Nợ nhóm 1 là những nhóm nợ an toàn, nhóm nợ này đủ tiêu chuẩn vay lại và hồ sơ vay dễ được duyệt. Khi khách hàng trả hết nợ thì sẽ được xóa nợ xấu và có thể vay lại nhanh chóng.
  • Nợ xấu nhóm 2 có thời gian xóa nợ xấu dài hơn nhóm 1. Khách hàng phải thanh toán đầy đủ cả gốc lẫn lãi, sau đó 12 tháng thì mới được xóa lịch sử tín dụng.
  • Nợ xấu nhóm 3, 4, 5 được xem là những nhóm nợ quá hạn. Khi này, khách hàng phải thanh toán đủ gốc lẫn lãi và sẽ được xóa lịch sử nợ xấu sau 5 năm.

Các bước xóa nợ xấu sớm nhất có thể

Sau khi biết được nợ xấu là gì, nhiều người nhận ra mình đã có tên trong danh sách nợ xấu của CIC. Lúc này, khách hàng hoảng hốt và mong muốn tìm các cách để xóa nợ xấu sớm nhất có thể. Trường hợp này, khách hàng cần liên hệ với bên cho vay và sau đó thanh toán tiền theo hợp đồng vay.

1/ Liên hệ với bên cho vay

Bước đầu tiên để xóa nợ xấu đó là liên hệ với bên cho vay. Khi này, bạn cần phải biết được thông tin cụ thể rồi mới có thể thanh toán nợ xấu nhanh chóng.

Khi liên hệ với bên cho vay, bạn cần phải làm rõ được các khoản tiền nợ cùng với lãi suất. Đồng thời, bạn phải hỏi cụ thể các vấn đề về dư nợ, số tiền tất toán, phí trả chậm.

Cùng với đó, bạn cũng nên hỏi về số ngày phát sinh lãi. Điều này sẽ giúp bạn tìm hiểu được khoản vay của mình cùng với các thông tin cụ thể. Tìm hiểu cụ thể sẽ giúp bạn đảm bảo được lợi ích cho bản thân.

2/ Tất toán hợp đồng tín dụng trả góp

Khi liên hệ với bên cho vay, bên đó sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về nợ. Khi đó, bạn nên tranh thủ trả nợ càng sớm càng tốt. Những khoản vay khác nhau thì thời hạn được xóa nợ xấu sau khi tất toán cũng khác nhau.

Khoản vay có giá trị dưới 10 triệu đồng

  • Đối với những khoản vay dưới 10 triệu đồng, khi khách hàng thanh toán xong thì lịch sử nợ xấu sẽ được xóa. Khi đó, việc vay vốn ở những lần tiếp theo của khách hàng sẽ không bị ảnh hưởng.

Khoản vay có giá trị lớn hơn 10 triệu đồng

  • Khi khách hàng thanh toán xong khoản vay lớn hơn 10 triệu đồng thì lịch sử nợ xấu vẫn chưa được xóa. Lúc này, phía CIC sẽ bắt đầu xóa lịch sử nợ xấu sau 5 năm kể từ ngày tất toán. Trong vòng 5 năm kể từ lúc tất toán, khách hàng sẽ khó khăn trong việc vay tiền tại tổ chức tín dụng.
  • Có một điều lưu ý trong xóa nợ xấu đó là chú ý đến các lời mời xóa nợ xấu nhanh chóng. Lịch sử tín dụng của khách hàng được quản lý bởi Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC). Trung tâm này được quản lý trực tiếp bởi Ngân hàng Nhà nước.
  • Những thông tin trên hệ thống CIC là một trong những yếu tố để bên cho vay xem xét. Do vậy, không có một tổ chức, cá nhân nào có thể can thiệp vào lịch sử nợ xấu trên CIC. CHính vì thế, bạn nên tránh những lời chào, quảng cáo xóa nợ xấu.

Cần lưu ý gì để tránh rơi vào nợ xấu

Sau khi biết được nợ xấu là gì thì bạn nên lưu ý để tránh rơi vào nợ xấu. Nếu bạn nghiêm túc về khoản vay và suy xét về khả năng trả nợ của mình thì có thể sẽ không rơi vào nợ xấu.

Nghiêm túc về khoản vay, trả đúng hạn

Một lưu ý để tránh rơi vào nợ xấu đó là nghiêm túc về khoản vay. Khách hàng nên cân nhắc khả năng trả nợ, tình hình tài chính của mình khi vay tiền. Đồng thời, bạn cũng nên tự xây dựng phương thức trả nợ cụ thể, để tránh rơi vào tình trạng bị động.

Bên cạnh đó, khi nhận được tiền, bạn nên sử dụng vốn vay một cách hiệu quả. Khi đó, nguồn lợi nhuận của bạn sẽ được tăng lên và có tiền để trả nợ.

Đồng thời, người đi vay nên chú ý việc trả nợ đúng hạn. Nhiều người có đủ tiền nhưng lại vô tình hay cố ý quên thời hạn trả nợ. Chỉ sau một vài ngày không trả, khoản nợ của người đi vay đã bị xếp vào nợ xấu.

Có thể bạn chưa biết!

 

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận